Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Sublime Text 3 cơ bản

sublime2.png

Sublime Text 3 là một text editor khá mới, tuy miễn phí mà mạnh mẽ, hỗ trợ rất nhiều tính năng thú vị. Các điểm mạnh của Sublime Text có thể kể đến như:

  • Miễn phí (thực ra là bản unregistered, thỉnh thoảng hiện sẽ ra pop-up thông báo bạn đang dùng thử và nhắc bạn mua bản chính thức nhưng bạn có thể bỏ qua và tiếp tục sử dụng)
  • Nhẹ, khởi động nhanh, tốn ít tài nguyên
  • Nhiều tính năng hữu ích như chỉnh sửa tại nhiều vị trí một lúc, soạn thảo toàn màn hình, soạn thảo với layout nhiều cột…
  • Hỗ trợ nhiều plugin mạnh mẽ bởi cộng đồng developer đông đảo
  • Giao diện đơn giản, tinh tế, có sẵn và hỗ trợ cài đặt nhiều theme

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt và tùy chỉnh Sublime Text 3 trên Ubuntu 12.04, cùng với đó cũng giới thiệu một số thủ thuật giúp sử dụng Sublime Text 3 với hiệu suất cao nhất.

1. Cài đặt

1.1 Cài đặt Sublime Text 3

Quá trình cài đặt Sublime Text 3 trên Ubuntu 12.04 khá đơn giản, đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ http://www.sublimetext.com/3 và tải về file cài đặt (.deb) phù hợp với phiên bản hệ điều hành của mình (Ubuntu 32bit hoặc Ubuntu 64bit). Sau đó bạn click đúp vào file .deb vừa tải về để mở với Ubuntu Software Center, click Install để cài đặt. Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành, Sublime Text 3 đã sẵn sàng cho bạn sử dụng.

Bạn cũng có thể cài đặt Sublime Text 3 thông qua chế độ dòng lệnh bằng cách mở Terminal và chạy lần lượt 3 lệnh sau:

sudo add-apt-repository ppa:webupd8team/sublime-text-3
sudo apt-get update
sudo apt-get install sublime-text-installer

1.2 Cài đặt Package Control

Package Control là một plugin hữu ích của Sublime Text cho phép bạn cài đặt và quản lý các package như các bộ gõ, theme…. Cách đơn giản nhất để cài đặt Package Control là thông qua giao diện dòng lệnh của Sublime Text. Bạn vào View > Show Console hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + `, sau đó copy paste đoạn code sau vào giao diện dòng lệnh và ấn Enter để tiến hành cài đặt.

import urllib.request,os,hashlib; h = '2915d1851351e5ee549c20394736b442' + '8bc59f460fa1548d1514676163dafc88'; pf = 'Package Control.sublime-package'; ipp = sublime.installed_packages_path(); urllib.request.install_opener( urllib.request.build_opener( urllib.request.ProxyHandler()) ); by = urllib.request.urlopen( 'http://packagecontrol.io/' + pf.replace(' ', '%20')).read(); dh = hashlib.sha256(by).hexdigest(); print('Error validating download (got %s instead of %s), please try manual install' % (dh, h)) if dh != h else open(os.path.join( ipp, pf), 'wb' ).write(by)

sublime1.png

Đoạn code trên có thể thay đổi tùy theo phiên bản nên để chắc chắn bạn hãy truy cập vào https://sublime.wbond.net/installation#st3 để lấy đoạn code mới nhất.

1.3 Cài đặt bộ gõ tiếng Việt và tiếng Nhật

Mặc định Sublime Text không hỗ trợ soạn thảo bằng bất kì ngôn ngữ nào khác tiếng Anh, vì thế để có thể soạn thảo được bằng tiếng Việt hay tiếng Nhật bạn phải cài các package tương ứng.

1.3.1 Cài đặt bộ gõ tiếng Việt

Để gõ được tiếng Việt bạn phải cài đặt package Vn Ime. Bạn vào Preferences > Package Control > Install Package, gõ vào Vn Ime để tìm kiếm, sau đó ấn Enter là quá trình cài đặt sẽ được tiến hành. Sau khi cài đặt bạn ấn F2 để bật/tắt chế độ gõ tiếng Việt, ở dưới thanh status sẽ thông báo VN IME: ON hoặc VN IME: OFF để bạn tiện theo dõi.

sublime2.png

1.3.2 Cài đặt bộ gõ tiếng Nhật

Quá trình cài đặt bộ gõ tiếng Nhật hơi phức tạp hơn một chút. Đầu tiên bạn cần phải cài đặt mozc và emacs-mozc bằng chế dộ dòng lệnh của Linux:

sudo apt-get install ibus-mozc emacs-mozc

Quay trở lại Sublime Text, bạn vào Preferences > Package Control > Add Repository, nhập vào địa chỉ https://github.com/yasuyuky/SublimeMozcInput để thêm repository tương ứng. Tiếp đó bạn tìm và cài đặt package SublimeMozcInput tương tự như khi cài đặt Vn Ime. Để bật/tắt chế độ gõ tiếng Nhật bạn ấn tổ hợp phím Ctrl + \, nếu bạn có thể gõ được tiếng Nhật thì quá trình cài đặt đã hoàn tất.

sublime3.png

2. Tính năng và thủ thuật

Sublime hỗ trợ rất nhiều tính năng hữu ích và thú vị, phần tiếp theo của bài viết này sẽ giới thiệu với bạn một số ví dụ điển hình nhất.

Command Palette Ctrl + Shift + P

Command Palette cho phép bạn nhanh chóng truy cập các tùy chỉnh của Sublime Text, gọi các lệnh của Package Control, thay đổi syntax của code… chỉ bằng cách thao tác trên bàn phím. Ví dụ bạn có thể cài package mới thông qua Command Palette bằng cách ấn Ctrl + Shift + P rồi gõ vào install package.

sublime4.png

Goto Anything Ctrl + P

Là một tính năng vô cùng hữu ích, với Goto Anything bạn có thể mở nhanh chóng một file, chuyển đến một dòng hay một method trong file đó. Bạn ấn Ctrl + P và sau đó

  • Gõ một phần của tên file để tìm kiếm và mở file đó
  • Gõ @ và tên method để chuyển đến method đó
  • Gõ : và số dòng để chuyển đến dòng tương ứng
  • Gõ # để tìm kiếm một từ trong file

Các shortcut trên có thể kết hợp với nhau, chẳng hạn để chuyển đến dòng số 10 của file user.rb bạn có thể ấn Ctrl + P rồi gõ vào user:10.

Multiple Selections Ctrl + Click Ctrl + D

Sublime Text cho phép bạn lựa chọn và sửa nhiều đoạn code cùng một lúc bằng cách giữ Ctrl và click chuột trái vào nhiều vị trí, khi đó con trỏ sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau, điều này rất hữu ích khi bạn muốn thay đổi tên biến, tên method xuất hiện nhiều lần trong một file. Ngoài ra khi bạn bôi đen một đoạn text, ấn Ctrl + D sẽ giúp bạn bôi đen những vị trí tiếp theo mà đoạn text đó xuất hiện.

Distraction Free Mode Shift + F11

Nhằm giúp bạn tập trung và tối ưu hóa việc code, Sublime Text cung cấp cho bạn chế độ soạn thảo toàn màn hình. Ấn Shift + F11 và khi này tất cả những gì bạn nhìn thấy chỉ còn là những dòng code, bạn không còn cần phải quan tâm đến menu bar, side bar, status bar hay kể cả launcher dock của Ubuntu.

Split Editing

Bạn có thể tận dụng thế mạnh của chiếc màn hình widescreen của mình bằng cách soạn thảo với hai cửa sổ song song. Để làm điều này bạn vào View > Layout > Columns:2 hoặc dùng shortcut Shift + Alt + 2. Bạn cũng có thể soạn thảo với hai cửa sổ đặt trên dưới bằng cách ấn Shift + Alt + 8. Để quay lại chế độ một cửa sổ bình thường bạn chỉ cần ấn Shift + Alt + 1.

sublime5.png

Các hotkey hữu ích khác

  • Ctrl+ K + B: ẩn/hiện side bar
  • Ctrl + /: comment
  • Ctrl + Shift + /: comment dạng block
  • Ctrl + K + U: chuyển text sang dạng uppercase
  • Ctrl + K + L: chuyển text sang dạng lowercase
  • Ctrl + L: select 1 dòng
  • Ctrl + Shift + K: xóa 1 dòng
  • Ctrl + ]: indent
  • Ctrl + [: bỏ indent
  • Ctrl + Shift + D: nhân đôi dòng
  • Ctrl + J: nối dòng với dòng tiếp theo
  • Ctrl + Shift + [: đóng 1 đoạn code
  • Ctrl + Shift + ]: mở 1 đoạn code
  • Ctrl + F: tìm kiếm
  • Ctrl + H: tìm kiếm và thay thế
  • Ctrl + Shift + N: mở cửa sổ mới
  • Ctrl + N: mở tab mới
  • Alt + <number>: chuyển tab (ví dụ Alt + 3)

Các Phím tắt cho Sublime Text (Windows)

Phím tắt chỉnh sửa trên Sublime Text 3

  • Ctrl + X: Cắt dòng.
  • Ctrl + Shift + Enter: Thêm dòng phía trên con trỏ.
  • Ctrl + Enter: Thêm dòng phía dưới con trỏ.
  • Ctrl + Shift + ↑: Đưa dòng hiện tại lên trên 1 dòng.
  • Ctrl + Shift + ↓: Đưa dòng hiện tại xuống dưới 1 dòng.
  • Ctrl + L: Bôi đen cả dòng và đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo.
  • Ctrl + D: Bôi đen từ đang được trỏ.
  • Ctrl + M: Đưa trỏ đến dấu đóng ngoặc gần nhất (ví dụ trong câu lệnh if-else).
  • Ctrl + Shift + M: Bôi đen toàn bộ nội dung trong cặp dấu ngoặc.
  • Ctrl + K: Xóa hết đến cuối dòng bắt đầu từ vị trí con trỏ.
  • Ctrl + K + Backspace: Xóa hết đến đầu dòng bắt đầu từ vị trí con trỏ.
  • Ctrl + ]: Tab dòng hiện tại vào trong 1 tab.
  • Ctrl+ [: Lùi dòng hiện tại ra ngoài 1 tab.
  • Ctrl + Shift + D: Nhân đôi dòng hiện tại hoặc khối lệnh được bôi đen.
  • Ctrl + J: Nối dòng phía dưới xuống cuối dòng hiện tại của con trỏ.
  • Ctrl + /: Comment 1 dòng lệnh kiểu //.
  • Ctrl + Shift + /: Comment 1 khối dòng lệnh kiểu /**/.
  • Ctrl + Y: Lấy lại những thao tác vừa bị Undo.
  • Ctrl + Shift + V: Dán và đưa con trỏ xuống cuối dòng.
  • Ctrl + Space: Bật gợi ý.
  • Ctrl + U: Undo lặp lại những thao tác trước đó.
  • Ctrl + K,U: Chuyển chữ ở con trỏ/bôi đen thành chữ hoa.
  • Ctrl + K,L: Chuyển chữ ở con trỏ/bôi đen thành chữ thường.
  • Shift+Ctrl+K: Xóa dòng.
  • Ctrl+Backspace: Xóa ký tự đằng trước.
  • Ctrl+Del: Xóa ký tự đằng sau.
  • Alt+Ctrl+Down: Thêm dòng dưới con trỏ.
  • Ctrl+K, Ctrl+D: Bỏ qua lựa chọn.
  • Shift+L: Chia vùng chọn thành các dòng.
  • Alt+F3: Thêm con trỏ ở tất cả các vị trí có 1 từ.
  • Alt+Ctrl+UP :Thêm dòng mới ở trên vị trí con trỏ.

Phím tắt điều hướng

  • Ctrl + P: Mở nhanh file bằng cách gõ tên.
  • Ctrl + R: Đi đến vị trí ký tự được gõ.
  • Ctrl + ;: Đi đến vị trí ký tự được gõ ở trong file hiện tại.
  • Ctrl + G: Đi đến số dòng được gõ.

Phím tắt hệ thống chung

  • Ctrl + Shift + P: Mở command line.
  • Ctrl + K/B: Đóng mở hiển thị danh sách file (ở bên trái màn hình).
  • Ctrl + Shift + Alt + P: Hiện phạm vi trong thanh trạng thái.
  • Alt + Shift + 2: Mở thêm 1 view (Chia đôi màn hình hiện tại).
  • Alt + Shift + 1: Trở về 1 view như mặc định.
  • Alt + Shift + 5: Chia thành 4 màn hình view.
  • Ctrl + 2: Nhảy đến màn hình số 2.
  • Ctrl + Shift + 2: Chuyển file hiện tại đến màn hình số 2.

Đánh dấu và thu gọn code

  • Ctrl+K, Ctrl+G: Xóa nhãn.
  • Ctrl+K,X: Di chuyển vị trí nhãn.
  • Ctrl+K, A: Chọn nhãn.
  • Ctrl+K+[SPACE] : Đặt nhãn.
  • Ctrl+K,J : Mở tất cả.
  • Shift+Ctrl+]: Mở code.
  • Shift+Ctrl+[: Đóng code.

Như vậy bài viết này đã giới thiệu bạn tới Sublime Text 3 và giúp bạn sử dụng nó một cách hiệu quả trong công việc. Hi vọng bạn thấy nó có ích và một ngày nào đó bạn có thể chuyển sang dùng Sublime Text thay cho những IDE, editor quen thuộc như Eclipse, NetBeans, Emacs hay Vi.

5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
LinkedIn
Print

Bài viết liên quan